Nói về phát triển du lịch Việt,ảmgiác bịphânbiệtđốixửkhidulịchtrongnướbet 69 ty le ca cuoc nha cai tôi cho rằng trước khi làm những thứ to tát, chúng ta phải xây dựng được thương hiệu đã. Quan trọng nhất là phải làm sao để mỗi khi nhắc đến một đia danh nào đó, người ta sẽ nghĩ ngay tới một đặc tính, ví dụ địa phương này nổi tiếng thân thiện, địa phương kia con người thật thà, nơi đó có cảnh quan hùng vĩ...
Trong khi đó, tôi nhận thấy thứ đầu tiên đọng lại trong trí nhớ của nhiều du khách, đáng buồn lại là nạn chặt chém. Người ta đi du lịch, trước hết là để giải tỏa căng thẳng, nên kỳ vọng của du khách thường rất cao. Vậy mà khi đến nơi, họ còn bị chặt chém, thì có phải ức chế gấp mấy lần bình thường không? Họ không tiếc tiền mà bực bội vì bị lừa bởi những trò trẻ con như vậy. Và khi một khu vực đã mang tiếng xấu như vậy, thì dẫu những địa điểm cá biệt có tốt đến mấy cũng không cứu vãn được hình ảnh du lịch địa phương.
Cách làm du lịch của người Việt rất buồn cười, đó là tư duy của cả người kinh doanh lẫn người phục vụ là "đã đi du lịch là phải có tiền, ai chi ít tiền là kẹt xỉ và không cần quan tâm nhiều"... Họ không biết rằng có tiền là một chuyện, còn bạn có đáng để người ta bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ hay mua sắm sản phẩm hay không lại là chuyện khác. Mình làm không tốt mà cứ đòi người ta chi tiền thì làm sao được?
Ở nước ta, mang tiếng là làm dịch vụ, nhưng nhiều khi tôi thấy đến cả nhân viên cũng rất hay tỏ vẻ phân biệt khách giàu, khách nghèo. Trong khi rõ ràng là người ta phải có dư dả tiền bạc mới đi du lịch, còn chính bạn vẫn đang phải cặm cụi làm việc, phục vụ để kiếm tiền đó thôi. Không biết ai hơn, ai thua, nhưng phải thừa nhận rằng nhiều người làm du lịch, dịch vụ ở ta luôn có thái độ như ban ơn cho khách hàng.
>> Khách Việt kéo sang Thái Lan vì trong nước 'mạnh ai nấy kiếm'
Một vấn đề nữa là chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa tốt. Trong thực tế, chất lượng sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm... tại các điểm du lịch thấp hơn bình thường. Ví dụ ổ bánh mì bán ngoài chợ rất đầy đặn, nhưng vào trong khu du lịch lại chỉ được vài lát chả tạm bợ, rất khó coi, dù giá bán tương đương. Bữa trước, có gia đình đi du lịch, gọi đĩa bún chả 35.000 đồng trông chẳng khác gì đồ thừa mà người ta đem bỏ, trông rất phản cảm.
Và khi người ta đi du lịch nước ngoài như Thái Lan, Malaysia... thấy giá cả hàng hóa, đồ ăn, thức uống, dịch vụ của họ rẻ hơn nhiều so với du lịch Việt, điều chắc chắn là chúng ta sẽ mất khách. Thử hỏi bạn có muốn bỏ nhiều tiền hơn để nhận lại trải nghiệm tệ hơn không? Không có bất kỳ luật, quy tắc, hay lý do nào để các điểm du lịch "chặt chém" mạnh hơn chỗ khác cả. Chính tư duy mặc định "đã đi du lịch là phải chịu giá đắt hơn" (trong khi không thể đem giá trị cao hơn) là tư duy lạc hậu, khiến du lịch Việt ngày càng tạo ấn tượng xấu trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Tôi cho rằng, những vấn đề này phải chấn chỉnh bằng luật. Chúng ta cần phạt thật nặng các hành vi vô văn hóa như cách người Thái đang làm với ngành du lịch của họ. Đừng nghĩ "chặt chém", ăn của du khách vài đồng lẻ là khôn ngoan. Thời đại ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, kinh doanh theo kiểu quán ăn đón xe khách sẽ không bao giờ bền được. Người ta sẽ chỉ ăn một lần rồi không bao giờ quay lại.
Nếu người làm du lịch vẫn cứ "ru ngủ" nhau thì chỉ khoảng 3-5 năm nữa thôi, họ sẽ gặp khó khăn lớn. Cuối cùng, số lượng du khách vẫn quyết định tất cả, và những người làm du lịch đừng kêu than nữa. Du khách bây giờ luôn biết cách lựa chọn nơi nào tốt nhất trong tầm giá để tận hưởng chuyến đi theo cách vui vẻ, hài lòng nhất. Thế nên, chỉ có làm du lịch bền vững, coi khách hàng là thượng đế, du lịch Việt mới giữ chân được khách Việt và xa hơn là nghĩ đến chuyện thu hút được du khách quốc tế.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.